Khi thưởng thức hoặc khi xem buổi biểu diễn của một dàn nhạc giao hưởng thính phòng, hình ảnh chúng ta dễ nhận thấy là một người được gọi là nhạc trưởng cầm cây đũa và vung tay với nhiều tư thế khác nhau. Vậy vai trò của người nhạc trưởng này là gì?
Chỉ huy dàn nhạc có vai trò mang lại linh hồn mới cho bản nhạc cũ |
Phần lớn công việc của người nhạc
trưởng được hoàn thành trong hậu trường, họ phải ghi nhớ, tiếp nhận từng bàn nhạc,
tham gia và quan trọng hơn là đạo diễn nhiều buổi tập duyệt. Thứ mà mọi người
nhìn thấy trên sân khấu chỉ là khâu cuối cùng, nhưng những gì diễn ra trên sân
khấu trước con mắt của khán giả đó lại thay đổi qua từng thời kỳ.
Lần đầu tiên cách thức chỉ đạo
dàn nhạc được ghi lại trong lịch sử loài người là vào năm 709 trước công
nguyên, Pherekydes của Patrae, người Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là “Give
of rhythm” (Người mang tới giai điệu), đã dùng chiếc đũa bằng vàng của mình để
điều khiển dàn nhạc 800 người ngồi thành một vòng tròn xung quanh ông. Cách này
sau đó bị lãng quên và không được sử dụng, do thời đó chưa có nhiều nơi có những
dàn nhạc với nhiều nhạc công, mặt khác số nhạc cụ cũng còn hạn chế.
Theo thời gian, ngày càng có nhiều
nhạc cụ mới được phát minh ra, và số lượng nhạc công trong một dàn nhạc cũng
ngày càng tăng lên. Khi đó, xuất hiện đòi hỏi phải có một người “chỉ huy” để ra
hiệu. Từ đó, hành động dặm chân hoặc sử dụng một khúc cây để “chọt” xuống nền
nhằm giữ nhịp, ra hiệu trở nên phổ biến. Hình thức này diễn ra phổ biến cho đến
khi nhà soạn nhạc Lully đâm cái gậy trúng chân mình, bị thương rồi hoại tử và
qua đời. Từ đó, người ta bắt đầu tìm kiếm những cách khác ưu việt hơn để chỉ
huy dàn nhạc, và cuối cùng quay lại với chiếc đũa của Pherekydes.
Vào thế kỷ 17 và 18, lĩnh vực
thanh nhạc chú trọng vào các nội dung tôn giáo, các tác phẩm này được biểu diễn
nhiều tại các triều đình cũng như trong các buổi hòa nhạc. Nhạc trưởng không những
dùng đôi tay mà thậm chí còn dùng một cuộn giấy tròn để chỉ huy. Trong lĩnh vực
nhạc kịch, đôi khi sẽ cần đến 2 nhạc trưởng trong một dàn nhạc, một người chỉ đạo
phần dàn nhạc, một người chỉ đạo phần hát của ca sĩ, hợp xướng.
Sang thế kỷ 19, vai trò cơ bản của
người nhạc trưởng dần được hình thành. Đây là thời kỳ chính thức sử dụng cây
đũa để chỉ huy dàn nhạc. Cho tới thế kỷ 20, một người chỉ huy dàn nhạc giỏi đã
có khả năng tập trung sự chú ý của tất cả mọi người trong dàn nhạc.
Đến ngày nay, người chỉ huy dàn
nhạc có thể dùng que đũa chỉ huy gọi là baton, qua đũa dài hoặc chính đôi tay của
họ.
Với người nhạc trưởng, đôi tay được
xem là nhạc cụ quyền năng. Khi vung vẩy đôi tay nhanh, mạnh và cao, người nhạc
trưởng sẽ khích lệ toàn bộ dàn nhạc chơi nhiệt hơn, khi đó khán giả chỉ còn
nghe thấy tiếng trống và âm thanh của bộ gõ. Tay phải của người nhạc trưởng thường
cầm giữa chiếc đũa chỉ huy và giữ cho nhạc “sống”. Tuy nhiên, các nhạc trưởng
không bắt buộc phải luôn cầm chiếc đũa trên tay, tùy thuộc vào số nhịp của bản
nhạc mà họ sẽ thể hiện các hình nhịp khác nhau. Các hình nhịp này thể hiện một
ô nhịp trong bản nhạc và cứ thế nhạc trưởng lặp lại động tác đó cho các ô nhịp
sau. Đặc điểm chung của các hình nhịp này là khi nhạc trưởng đánh phách đầu
tiên thì vung tay xuống, còn phách cuối cùng thì vung tay lên. Hai chuyển động
ngược chiều này cực kỳ quan trọng vì nếu làm không đúng, nhạc công sẽ khó nắm bắt
được nhịp điệu của bản nhạc.
Khi chỉ huy dàn nhạc muốn bắt đầu
chơi một đoạn nào đó, chiếc đũa chỉ huy được hạ xuống, kết hợp với chuyển động
nhẹ nhàng, chậm rãi của đôi tay. Có những chỉ huy dàn nhạc không dùng chiếc
đũa, tuy nhiên chiếc đũa sẽ mang đến sự rõ ràng, chính xác hơn trong từng đoạn
nạch và giúp các nhạc công tự tin nắm bắt thông tin người chỉ huy truyền tải và
chơi được nhịp điệu của bản nhạc một cách chính xác hơn.
Chiếc đũa chỉ huy cũng được hoàn
thiện dần theo thời gian. Chiếc đũa quá nhỏ khiến việc cầm nắm bị luốt tay, dễ
rơi, chiếc đũa to quá sẽ ảnh hưởng đến động tác của người chỉ huy. Mặt khác, lựa
chọn chất liệu cũng có tầm quan trọng, mồ hôi ra, chiếc đũa bị trơn hơn cũng dễ
làm cho buổi hòa nhạc bị ảnh hưởng. Mọi chấn thương ở tay của người chỉ huy,
hay có khó khăn nào đó cản trở chuyển động ở tay cũng sẽ khiến cho buổi hòa nhạc
không thành công.
Tay trái của người chỉ huy dàn nhạc,
ngoài chức năng điều khiển về nhịp như tay phải, nó còn có vai trò chính là thể
hiện “nhạc cảm” của người chỉ huy, tay trái là nơi thể hiện âm sắc, cường độ của
bản nhạc mà các nhạc công phải chơi, cũng như chỉ huy một câu nhạc. Ví dụ, nếu
tay trái người nhạc trưởng chuyển động như đang vuốt ve một con mèo, đấy là lúc
nhạc công được yêu cầu chơi đều đều ở một nhịp nhất định; nếu tay trái đưa giật
giật, và tùy vào mức độ vung, hạ của tay, nhịp độ sẽ thay đổi theo chỉ huy của
người nhạc trưởng.
Thêm nữa, người nhạc trưởng phải
dùng mắt và cử động đầu để ra tín hiệu khi nào chơi và chơi như thế nào cho các
nhóm nhạc công khác nhau hoặc những người chơi solo. Trong những buổi tập duyệt,
các tín hiệu từ mắt, cử động đầu là thứ quan trọng để kết nối với mỗi nhóm nhạc
công.
Nhiệm vụ của một người chỉ huy
dàn nhạc là biến một bản nhạc trở nên sống động và có dấu ấn riêng so với người
chỉ huy dàn nhạc khác nếu cả hai dàn nhạc cùng chơi bản nhạc đó. Qua hành động
chỉ huy, biểu cảm cảm xúc, phải biết truyền những hiểu biết, những cảm thụ cá
nhân của mình về bản nhạc. Chính những động tác ấy sẽ ra lệnh cho các nhạc công
chơi như thế nào, tạo ra những sắc thái âm thanh, nhấn mạnh những điểm hay của
giai điệu khi điều khiển các nhạc công làm theo mình, biến một bản nhạc cũ
thành một thứ gì mới và rất riêng. Bên cạnh những động tác cơ thể, những chỉ
huy dàn nhạc vĩ đại đều có phong cách riêng của mình. Đều có cách thể hiện cảm
xúc riêng và truyền đạt nó đến các nhạc công theo một cách hiệu quả nhất.
Giao tiếp với nhạc công bằng ánh mắt |
Những chỉ huy dàn nhạc vĩ đại đều phải làm việc chăm chỉ, kết hợp với năng khiếu thiên bẩm, sự khổ luyện và cả lòng đam mê với âm nhạc. Có rất nhiều thứ của một người chỉ huy dàn nhạc tài năng đến từ năng khiếu, lòng đam mê, sự đặc biệt của cử động hình thể, biểu cảm của khuôn mặt, sự truyền đạt, những thứ có thể không đào tạo được.
Một người chỉ huy dàn nhạc thông thường được gọi là Conductor, nhưng có danh xưng đặc biệt để bày tỏ lòng tôn kính cũng như ngưỡng mộ tài năng của những nhạc trưởng ví đại, họ được xưng là Maestro.
0 comments:
Post a Comment