Thế hệ vĩ đại
nhất (The Greatest Generation) là thuật ngữ dùng để chỉ những người Mỹ lớn lên
trong thời kỳ Đại suy thoái và chiến đấu trong Thế chiến II. Thuật
ngữ "Thế hệ vĩ đại nhất" trở nên phổ biến sau khi cuốn sách cùng tên
The Greatest Generation của nhà báo Tom Brokaw (NBC News) xuất bản năm 1998.
![]() |
Thế hệ vĩ đại nhất hy sinh bản thân mình cho chiến tranh |
Brokaw sử dụng thuật ngữ này để ghi nhận cái mà ông gọi là "một thế hệ có thành tựu to lớn với thái độ khiêm tốn, là di sản của những năm tháng gian khổ khi họ là những người tham gia và chứng kiến những hy sinh to lớn... Đây là thế hệ vĩ đại nhất mà bất kỳ xã hội nào cũng từng sản sinh ra".
Nguồn gốc của cái tên
Thuật ngữ Thế hệ vĩ đại nhất được tướng lục quân Mỹ James Van Fleet sử dụng lần đầu tiên năm 1953. Sau khi phục vụ trong Thế chiến thứ II và chỉ huy Tập đoàn quân số 8 trong chiến tranh Triều Tiên ông đã nghỉ hưu. Trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, ông đã gọi những người lính trong Tập đoàn quân số 8 là những người thuộc thế hệ những người Mỹ vĩ đại nhất mà nước Mỹ từng sản sinh ra”. Thuật ngữ này trở nên phổ biến sau khi cuốn sách của Tom Brokaw được xuất bản.
Thế hệ này cũng
được gọi là “Thế hệ Chiến tranh thế giới thứ II – World War II Generation” hoặc
“Thế hệ G.I – G.I Generation”, theo cách gọi của hai tác giả William Strauss và
Neil Howe trong cuốn sách Generations: The History of America Future xuất bản
năm 1991.
Sự hình thành của thế hệ vĩ đại nhất
Không có mốc thời gian
chính xác nào xác định thời điểm các thành viên của Thế hệ vĩ đại nhất ra đời.
Tuy nhiên, phần lớn đều thống nhất rằng những người thuộc thế hệ này sinh ra
trong khoảng thời gian từ đầu những năm 1900 đến giữa những năm 1920. Đặc điểm
chung của các thành viên Thế hệ vĩ đại nhất là họ đã sống và trải qua những khó
khăn của cuộc Đại suy thoái và sau đó đã chiến đấu hoặc làm việc trong các
ngành công nghiệp phục vụ trong Thế chiến thứ II.
Có bảy tổng
thống Mỹ là thành viên của thế hệ vĩ đại nhất, bắt đầu với Kennedy, người sinh
năm 1917 và trở thành tổng thống vào năm 1961. Tất cả những người kế nhiệm ông
trong ba thập kỷ tiếp theo đều là thành viên của Thế hệ vĩ đại nhất, bắt đầu
với Lyndon B. Johnson (sinh năm 1908) và kết thúc với George HW Bush (sinh năm
1924).
Đặc điểm của thế hệ vĩ đại nhất
Bất cứ thế hệ
nào cũng đều phải trải qua nhiều cột mốc thời gian, những thuận lợi và thách
thức mà thời đại mang tới. Thế hệ vĩ đại nhất cũng có những đặc điểm, tính cách
và hoàn cảnh riêng khiến Tom Brokaw gọi họ với một cái tên đầy kính trọng như
vậy.
Chúng ta cùng
điểm qua những đặc điểm của thế hệ vĩ đại nhất:
1. Thế hệ vĩ đại nhất là những người yêu nước và coi trọng trách nhiệm cá nhân.
Thế hệ vĩ đại
nhất sinh ra rồi lớn lên trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt của nước Mỹ, họ đã
trải qua những sự kiện có tính bước ngoặt. Trong bối cảnh lịch sử đó, Greatest
generation nhận thức được trách nhiệm cá nhân quan trọng như thế nào. Trách nhiệm
đó không đơn giản chỉ mang tính cá nhân mà gắn với cộng đồng và đất nước.
Họ
coi trách nhiệm đó là một vinh dự và tự hào, là một thứ được thời cuộc ban tặng
và được họ nâng niu, tôn trọng, cống hiến hết mình để làm tròn trách nhiệm đó.
2. Thế hệ vĩ đại nhất là những người khiêm tốn và tiết kiệm
Vào
thời đại của thế hệ vĩ đại nhất, phẩm giá và sự khiêm nhường được đánh giá rất
cao trong xã hội. Sống trong thời kỳ thiếu thốn, họ càng nhận thức được tầm
quan trọng của sự khiêm tốn. Khi họ ý thức được sự khiêm tốn, nó lại thường song
hành với trách nhiệm cá nhân. Điều đó góp phần giải thích tại sao thế hệ này
sẵn sàng hy sinh vì cộng đồng và đất nước.
Trong
xã hội mà sự phô trương và sự thể hiện bản thân ngày càng được ưa chuộng, chúng
ta có thể cùng nhìn lại và học hỏi tính khiêm tốn của thế hệ này để thêm hiểu
về cuộc sống và cách chúng ta nên đối xử với cuộc sống của mình.
3. Thế hệ vĩ đại nhất phải đối mặt với những thay đổi to lớn.
Thế
hệ vĩ đại nhất sinh ra, trải qua tuổi thơ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ
ra. Lớn lên khi cuộc Đại khủng hoảng càn quét nước Mỹ, và trưởng thành trải qua
Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là thời kỳ mà những biến động và chính trị,
kinh tế, xã hội có những tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống.
4. Đạo đức nghề nghiệp
Dưới
tác động của Đại suy thoái, nền kinh tế Mỹ đã bị ảnh tiêu cực trong một thời
gian dài. Trong bối cảnh này, có một việc làm đã là một điều tốt, và việc người
ta gắn bó với một công việc là việc đương nhiên, hơn nữa, người ta phải làm
thật tốt công việc mình đang có với tinh thần trách nhiệm và đạo đức cao nhất.
5. Thế hệ vĩ đại nhất đề cao sự gắn bó, có lòng trung thành tuyệt đối
Trong
hôn nhân, công việc, cũng như những giá trị tinh thần hay tư tưởng, thế hệ vĩ
đại nhất có sự gắn bó cao, có lòng trung thành tuyệt đối. Đây là một tính cách
mang tính tham chiếu cho các thế hệ sau khi cần nhắc nhở về sự gắn bó, lòng
trung thành.
6. Thế hệ vĩ đại nhất chấp nhận hy sinh bản thân
Hàng
triệu người thuộc The Greatest Generation đã hy sinh để ra trận bảo vệ đất nước hay
làm hậu phương ủng hộ chiến đấu từ quê nhà. Họ hy sinh bản thân vì gia đình,
cộng đồng, đất nước, và cho cả ước mơ về tương lai tốt đẹp hơn của chính
họ.
Lời kết
The Greatest Generation đã trải qua một trong những thời kỳ lịch sử đáng nhớ nhất của nhân
loại với nhiều biến động. Mặc dù không còn nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hiện
tại, những giá trị cốt lõi mà họ tạo nên và để lại vẫn đáng để các thế hệ tương
lai soi sáng và học tập.
0 comments:
Post a Comment