Công
giáo và Chính thống giáo có chung nguồn gốc Do Thái giáo, được sáng lập bởi hai
anh em ruột đều là môn đệ của Chúa Jesus. Họ cùng rời Do Thái giáo ở Israel để
đi giảng đạo. Người anh - Thánh Phêrô (Pièrre, Peter) đến thành La Mã (Rome) của
nước Ý, lúc này là đế chế Tây La Mã, lập ra Giáo hội phương Tây (Ki-tô phương
Tây). Người em - Thánh Anrê (André, Andrew) đến Constantinople thuộc Hy Lạp
(Greece), nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), lúc này là đế chế Đông La Mã lập ra
Giáo hội phương Đông (Ki-tô phương Đông). Giáo hội phương Đông và Giáo hội
phương Tây được khai sinh cùng thời kỳ. Hàng nghìn năm đầu, hai Giáo hội này thống
nhất với nhau về Kinh Thánh, giáo lý và phương thức thờ kính.
Giáo
hội phương Tây được gọi là Công giáo La Mã (Roman Catholism), người đứng đầu gọi
là Giáo hoàng (Pope). Còn Giáo hội phương Đông được gọi là Chính thống giáo
(Orthodoxy hoặc Orthodox Church), người đứng đầu giáo hội được gọi là Thượng phụ
(Patriarch).
Sự
chia rẽ chính thức giữa Ki-tô phương Đông và Ki-tô phương Tây diễn ra vào năm
1054, và ở một mức độ nào đó phản ánh sự cạnh tranh về văn hóa và địa chính trị
giữa đế chế Đông La Mã nói tiếng Hy Lạp, còn gọi là Đế chế Byzantium, và khu vực
Tây Âu nói tiếng Latinh, nơi mà uy quyền của đế chế Tây La Mã đã sụp đổ vào thế
kỷ thứ năm, nhưng những trung tâm quyền lực mới đã xuất hiện. Những căng thẳng
bắt đầu tăng lên vào đầu thế kỷ thứ 11 khi những người Normandy theo Công Giáo
tràn qua khu vực nói tiếng Hy Lạp ở miền nam Ý và áp đặt những lề lối Latinh
vào các nhà thờ ở những khu vực trên. Thượng phụ Constantinople đã đáp trả bằng
cách ngăn chặn những nơi thờ phụng theo kiểu Latinh tại thành phố của ngài.
Ngày 16/07/1054, Giáo Hoàng đã gửi một phái đoàn đến Constantinople để giải quyết
vấn đề. Lãnh đạo phái đoàn, Hồng Y Humbert, đã tuyên vạ tuyệt thông với Thượng
Phụ, và Thượng Phụ cũng làm điều tương tự với vị khách của mình ngay sau đó, từ
đó Ki-tô phương Đông và phương Tây chính thức phân nhánh.
Trong
những sự kiện dẫn đến sự chia rẽ cuối cùng, Giáo Hoàng đã khẳng định thẩm quyền
của mình đối với thế giới Ki-tô giáo, trái với quan điểm của Chính thống giáo rằng
tất cả các trung tâm cổ xưa của thế giới Ki-tô giáo (Antioch, Alexandria,
Jerusalem cũng như Rome và Constantinople) gần như là ngang bằng nhau về tầm
quan trọng. Chính thống giáo cũng phản đối việc Giáo Hoàng ủng hộ một bản của
kinh tin kính mà theo quan điểm của họ tương đương với việc ngầm hạ thấp vai
trò của Chúa Thánh Thần (Holy Spirit).
Thêm
vào khác biệt về thần học này là những mâu thuẫn lớn về địa chính trị: vào năm
1204, Constantinople - nơi lúc đó vẫn là trung tâm lớn nhất của thế giới Ki-tô
giáo về văn hóa và thương mại - bị cướp bóc và bị áp đặt lề lối Latinh trong 6
thập kỷ. Trong ký ức tập thể của Chính thống giáo, sự phản bội này của những
người anh em Ki-tô hữu đã làm thành phố vĩ đại này suy yếu dần và khiến nó bị
người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục vào năm 1453.
Sau
khi hai bên tách ra, thế giới Ki-tô phương Đông và phương Tây sản sinh ra những
truyền thống thần học khác nhau. Phương Tây phát triển ý niệm về luyện ngục
(purgatory) và về việc “trừng phạt thế” (tư tưởng cho rằng việc Chúa Ki-tô tự
hiến thân là cái giá phải trả cho Chúa Cha khắc nghiệt). Cả hai tư tưởng trên
không hấp dẫn những người Ki-tô hữu Chính thống giáo. Phương Đông, với thiên hướng
pha trộn tri thức và mầu nhiệm, đã đi theo tư tưởng rằng Thiên Chúa là không thể
hiểu được bởi lý trí con người nhưng có thể tiếp cận được thông qua trái tim. Đối
với tín hữu Chính thống giáo, thần học Công Giáo dường như quá phạm trù và lề
luật; còn đối với người Công giáo, tư tưởng của Chính thống giáo về mầu nhiệm
dường như quá mơ hồ và không rõ ràng.
0 comments:
Post a Comment