Thời kỳ của các vị vua:
Một trong những bức tượng điêu khắc nổi tiếng nhất mọi thời đại là bức tượng David của Michelangelo. Đó chính là vị vua thứ 2 của Vương quốc Israel cổ. Ông là một tướng quân tài ba, dũng cảm và cũng là một ông vua yêu thi ca bậc nhất trong lịch sử. Ngôi sao sáu cánh đặc biệt của David đã trở thành biểu tượng của dân tộc Do Thái và nằm trên quốc kỳ của đất nước Israel hiện tại ngày nay.
Jerusalem với các biểu tượng tôn giáo trong một vùng đất nhỏ |
David sau đó truyền ngôi cho con trai mình là Solomon, là một học giả đầy trí tuệ, giỏi ngoại giao, kinh tế. Chính Solomon đã tạo nên một trong những vương triều giàu có bậc nhất trong lịch sử. Solomon là vị vua giàu có nhất và giỏi kiếm tiền nhất trong lịch sử nhân loại. Và Solomon đã cho xây dựng Đền Thờ Thiên hùng vĩ, nó được hoàn thành vào năm 825 TCN. Thời kỳ David- Solomon là thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử Israel. Nó mãi mãi là một hoài niệm đầy tự hào của người Do Thái suốt mấy ngàn năm.
(Thời đại này tương đương với thời thời kỳ Tây Chu của Trung Quốc. Ở Việt Nam vẫn là thời kỳ chưa có sử, được gọi là Kỷ Hồng Bàng).
Đền thờ thiêng thứ nhất:
Solomon hoàn thành Đền Thờ Thiêng thứ nhất vào năm 825 TCN. Sau khi Solomon qua đời, một cuộc tranh giành quyền lực lớn nổ ra dẫn tới sự chia tách Israel thành 2 vương quốc, vương quốc Israel ở phương Bắc với thủ đô là Samaria (nên sử sách cũng gọi là vương quốc Samaria) và Judah ở phương Nam có thủ đô là Jerusalem.
Năm 720 TCN, Vương quốc Israel phương Bắc bị xâm lăng bởi Đế quốc Assyria (một cường quốc ở vùng Lưỡng Hà). Tất cả mười bộ tộc của Vương quốc Israel phương Bắc bị giết, bị lưu đày, và biến mất khỏi lịch sử. Lịch sử gọi sự kiện này là ‘Mười bộ tộc thất lạc’.
Vương quốc Judah phương Nam tồn tại lâu hơn trong sự lệ thuộc vào người Assyria. Sau đó, họ lại bị các đạo quân Babylon xâm lăng và hủy diệt vào năm 586 TCN. Thành phố Jerusalem bị tàn phá, đốt trụi hoàn toàn. Đền Thờ Thiêng Jerusalem bị san thành bình địa, dân nước Judah hoặc bị giết hoặc bị lưu đầy sang Lưỡng Hà. Sự kiện này kết thúc thời kỳ ‘Đền Thờ Thiêng thứ Nhất’.
(Thời kỳ này tương đương với Thời Xuân Thu bên Trung Quốc và thời kỳ Văn Lang, các Vua Hùng của Việt Nam).
Đền thờ thiêng thứ hai:
Năm 538 TCN, người Ba Tư, đất nước của vị vua lỗi lạc Cyrus Đại Đế chinh phục Đế chế Babylon. Người Do Thái trở thành thần dân của Ba Tư. Cyrus nhận thấy cần xây dựng một cứ điểm tại Canaan, vùng đất trọng yếu như một cầu nối giữa Tây Á và Bắc Phi, nên quyết định trả lại tự do cho người Do Thái, cho phép họ quay trở lại đất tổ Judah.
Sự kiện này mở ra thời kỳ tự trị Do Thái. Và Đền Thờ Thiêng cũng được xây lại trên nền cũ của ngôi đền đã bị Babylon phá hủy, năm 515 TCN họ hoàn thành Đến Thờ Thiêng thứ hai. Thế nhưng, kẻ thù tiếp theo của người Do Thái là một trong những đế chế hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử.
Vào thế kỷ 2 TCN, từ một đất nước lạc hậu dọc theo sông Tiber ở miền Trung Italia, La Mã đã phát triển thành một đế chế hùng mạnh chưa từng thấy trên thế giới trước đó. Sau khi đánh bại Đế chế Macedonia và Seleucid, La Mã đã trở thành người thống trị của Địa Trung Hải, mở ra lối vào Trung Đông. Người La Mã bắt đầu để mắt đến Judea.
Năm 66 (từ đây sẽ là Sau Công Nguyên), Các đội quân La Mã đụng độ với người Do Thái ở Jerusalem, người Do Thái nổi dậy chống trả. Người La Mã xua quân đến Jerusalem. Mùa hè năm 70, quân La Mã đánh bại quân khởi nghĩa Do Thái. Hàng ngàn người Do Thái bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ. Đền Thờ Thiêng bị san bằng lần thứ hai, kết thúc thời kỳ tự trị của người Do Thái. Từ thời điểm này, người Do Thái bắt đầu một cuộc sống lưu vong trên khắp các quốc gia trên thế giới kéo dài gần 2.000 năm.
(Thời kỳ này tương đương với thời kỳ Nhà Hán bên Trung Quốc. Ở Việt Nam là thời kỳ Bắc Thuộc).
2000 năm mất nước và sống lưu vong:
Sau khi La Mã cai trị Jerusalem, họ đổi tên dải đất Canaan thành Palestine, và sát nhập vào với cả vùng đất rộng lớn của các tộc người Ả Rập gốc quanh đó nhằm xóa bỏ triệt để dấu ấn của nhà nước Do Thái. Và trong suốt 2000 năm, vùng đất này lần lượt qua tay cai trị của đế chế La Mã, rồi đến người Ả Rập, quân Thập Tự Chinh, đế chế Ottoman, và đến thế kỷ 20 là người Anh (sau chiến tranh thế giới thứ nhất). Tất cả những kẻ cai trị này, đều dùng cái tên Plestine để chỉ vùng đất thuộc địa bao la của mình, đó là một vùng đất không có đường biên rõ ràng với một vài thành phố lớn và hàng trăm bộ tộc sống bên cạnh nhau, từ đủ các cành nhánh tôn giáo lớn nhỏ. Tất cả bọn họ đều tự nhận mình là người vùng Palestine.
Bên ngoài vùng đất này, người Do Thái sống trôi nổi, lưu lạc tới mọi miền đất còn lại của thế giới suốt 2000 năm.
Người Do Thái lưu vong, với khả năng thiên phú về học thuật, thương mại, tài chính, và khát vọng, có thể dễ dàng bắt đầu cuộc sống ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến. Nhưng, sự thông minh, dành được nhiều thành tựu, cộng với lối sinh hoạt và đức tin tôn giáo khác biệt, người Do Thái trở thành đối tượng bị kỳ thị và phải sống tập trung tại các khu vực riêng (gọi là Ghetto). Phong trào "bài Do Thái" dần xuất hiện và để lại nhiều đau thương cho dân tộc này. Trong nhiều giai đoạn, họ bị các vương quốc xua đuổi và có lúc còn bị tàn sát dã man. Đỉnh điểm là cuộc đại tàn sát người Do Thái tại Nga của Nga Hoàng vào năm 1881 và cuộc thảm sát Holocaust của Phát xít Đức, giết hại 6 triệu người Do Thái trong các trại tập trung.
Cho đến hiện tại, người ta vẫn tranh cãi về động cơ của Hitler khi kỳ thị và giết hại dã man một số lượng lớn người Do Thái đến vậy. Cho dù lý giải được đi nữa, đây vẫn sẽ là vết nhơ lớn nhất trong lịch sử nhân loại, của cả Phát Xít Đức và của cả những quốc gia đã khoanh tay đứng nhìn để thảm họa đó xảy ra.
Vị trí Jerusalem |
Thời kỳ hiện đại:
Năm 1897, một phóng viên Do Thái người Áo- Hung tên là Theodor Herzl đấy lên phong trào Phục quốc Do Thái (Zionism- Zionism bắt nguồn từ chữ Zion, chỉ Jerusalem). Phong trào này nhanh chóng được hàng triệu người Do Thái trên toàn thế giới đón nhận. Hàng trăm ngàn người bắt đầu di cư về vùng đất thiêng Jerusalem.
Năm 1917, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi của phe Liên Minh. Quân đội Anh đánh bại đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) và giữ quyền ủy trị Palestine cho đến 1948, quyền ủy trị là quyền cai trị một thuộc địa của nước bại trận. Với một quá trình ngoại giao dai dẳng và thông minh, năm 1947 Liên Hiệp Quốc đồng ý kế hoạch chia Palestine thành 3 phần, hai quốc gia và một vùng đất, quốc gia của người Ả Rập (vẫn lấy tên Palestine) và quốc gia của người Do Thái (đó là nhà nước Israel). Còn Jerusalem thì thuộc quyền quản lý của Liên Hiệp Quốc.
Ngày 14/5/1948, Quốc gia Do Thái chính thức ra đời với tên gọi Israel. Người Do Thái trở lại mảnh đất Canaan của họ sau 2.000 năm lưu lạc. Người Palestine không chấp nhận nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Chiến tranh Israel - Ả Rập:
Chưa đầy 24 tiếng sau khi Israel tuyên bố độc lập, quân đội của 05 nước Ả Rập láng giềng bao gồm Ai Cập, Syria, Irag, Jordan và Lebanon chính thức liên minh tấn công Nhà nước Israel non trẻ.
Với ưu thế vượt trội về máy bay, xe bọc thép và đại bác, liên quân này dự kiến sẽ bóp chết nhà nước Israel chỉ trong thời gian ngắn. Trong 10 ngày đầu tiên, quân Ả Rập chiến thắng hầu như trên mọi mặt trận, Israel rơi vào tình trạng gần như tuyệt vọng.
Nhưng, những người Do Thái hiểu rằng, nếu thất bại trong cuộc chiến này, họ sẽ không còn mảnh đất dung thân và sẽ mãi tiếp tục một cuộc sống lưu vong đã kéo dài 2000 năm. Họ lao vào cuộc chiến với tinh thần không còn gì để mất.
Mỗi tháng, khoảng 10.000 người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đổ về Israel để gia nhập quân đội bảo về đất nước. Những người Do Thái giàu có tại Châu Âu và Mỹ gửi tiền về ủng hộ Nhà nước Israel. Với những kênh ngoại giao xuất sắc, đặc biệt là vai trò to lớn của Golda Meir – Đại sứ toàn quyền của Israel tại Moscow (sau này sẽ là nữ Thủ tướng đầu tiên của Israel), bà đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Stalin, mở cánh cửa nhập khẩu vũ khí tồn kho từ Thế chiến 2 từ các nước Đông Âu. Cán cân trên chiến trường bắt đầu thay đổi.
Sau một năm, Israel đẩy lùi các lực lượng Ả Rập và chiếm thêm một số vùng lãnh thổ mới. Năm 1949, cuộc chiến kết thúc với các hiệp định đình chiến, hợp thức hóa quyền kiểm soát của Israel với hơn một nửa vùng lãnh thổ vốn được Liên Hợp Quốc phân chia cho người Palestine. Bờ Tây (gồm cả Đông Jerusalem) lúc này do Jordan quản lý, Ai Cập quản lý Dải Gaza.
Khủng hoảng kênh đào Suez:
Ngày 26/07/1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa Kênh đào Suez và triển khai quân đội dọc theo tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Tin tức này khiến phương Tây nổi giận. Anh và Pháp viện trợ vũ khí hạng nặng cho Israel và chuẩn bị kế hoạch tấn công Ai Cập.
Ngày 29/10, lính dù của Israel nhảy dù xuống Sinai, bắt đầu chiến dịch. Pháp và Anh yêu cầu Ai Cập – Israel ngừng bắn, Ai Cập từ chối và rơi vào cái bẫy mà Anh và Pháp đã giăng sẵn. Ngày 31/10, Pháp và Anh mở màn các đợt tấn công vào kênh đào. Ngày 03/11, phần lớn bán đảo Sinai đã nằm trong tay Israel. Thế nhưng, đến ngày 05/11, cả thế giới choáng váng, Xô Viết chính thức hiện diện quân sự tại Ai Cập và chuẩn bị tham chiến.
Ben-Gurion, với áp lực từ mọi phía, đã dũng cảm chấp thuận thực tế và đồng ý rút quân, không kèm theo một thỏa hiệp hòa bình nào. Sau này, khi các tài liệu được giải mật, người Israel sẽ phải rất cảm ơn Ben-Gurion vì theo kế hoạch, Liên Xô dự định sẽ xóa xổ hoàn toàn Israel trong vòng 24 giờ bằng một trận không kích ồ ạt. Thật may mắn vì điều này không xảy ra.
Dù là một thất bại chính trị, nhưng Israel được đổi lại sự tự do hằng hải tại eo biển Tiran và kênh đào Suez. Ngoài ra, với việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại bán đảo Sinai, khu vực biên giới với Ai Cập sẽ được yên tĩnh trong vài năm. Đó là một món hời lớn với Israel.
Hơn thế nữa, khủng hoảng Suez đã giúp Hoa Kỳ nhận ra tầm nguy hiểm và sự hiện diện của Xô Viết tại Trung Đông. Trong khi Ai Cập, Syria và Irag ngả về Xô Viết, thì sự phát triển của Israel dựa trên nền tảng dân chủ phương Tây sẽ như một đối trọng với ảnh hưởng đó. Quan hệ Israel – Hoa Kỳ được cải thiện mạnh mẽ, đánh dấu sự hiện diện và ảnh hưởng chính thức từ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến 6 ngày:
Mười năm yên tĩnh 1957-1967 giường như chỉ là giả tạo. Tháng 06/1967, Ai Cập, Syria, Jordan, Iraq chuẩn bị quân đội áp sát các vùng biên giới của Israel. Hoa Kỳ dù biết tin nhưng vẫn chần chừ vì đang vướng vào chiến tranh Việt Nam.
Biết là chưa thể trông chờ vào Mỹ, ngày 05/06, lúc 7:45 sáng, còi báo động vang lên trên toàn bộ Israel, gần 200 máy bay phản lực đồng loạt cất cánh từ các sân bay của Israel ào ạt tấn công các sân bay của Ai Cập, tòa bộ lực lượng không quân của Ai Cập bị xóa sổ trong vòng 2 tiếng.
Đồng thời, không quân Israel cũng tấn công các lực lượng không quân của Jordan, Syria và Irag. Tới tối, không quân của Jorrdan bị xóa sổ, không quân Syria và Irag bị thiệt hại nặng tới mức không còn khả năng chiến đấu.
Sau thắng lợi trên không, Israel mở chiến dịch toàn diện trên bộ đánh chiếm Bờ Tây của Jordan, dải Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập và cao nguyên Golan của Syria. Các lực lượng Ả Rập rút lui và chấp nhận lời kêu gọi ngừng bắng của Liên Hợp Quốc. Dù mang tên là cuộc chiến 6 ngày, nhưng Israel đã chiến thắng chỉ trong vài giờ đầu tiên. Đặc biệt, sau cuộc chiến này, Israel đã kiểm soát trọn vẹn Jerusalem, nơi linh thiêng nhất đối với người Do Thái. Thượng đế đã đứng về phía họ.
Cuộc chiến Yom Kippur:
Chiến thắng 06 ngày đang mang đến cho người Do Thái cảm giác chủ quan bất khả chiến bại. Không một người Do Thái nào nghĩ Israel sẽ triển khai các chiến dịch quân sự nữa. Thế nhưng, họ đã lầm. Người Ả Rập ngoan cố hơn họ nghĩ.
Ngày 06/10/1973, khi toàn bộ đất nước Israel đang ngừng mọi hoạt động để ăn mừng ngày lễ Yom Kippur – ngày lễ sám hối linh thiêng nhất theo lịch Do Thái, liên quân Ả Rập do ai Cập và Syria tấn công chớp nhoáng vào Bán đào Sinai và Cao nguyên Golan, cả nước Israel choáng váng.
Trong vòng 48 giờ, liên quân Ả Rập giành ưu thế, nhưng sau đó, cán cân nghiêng về Israel. Đến tuần thứ hai, Syria bị đẩy hoàn toàn ra khỏi cao nguyên Golan. Tại Sinai, quân Israel vượt qua kênh đào Suez, cắt đứt toàn bộ quân đội Ai Cập. Rất nhanh chóng, dưới sức ép của Mỹ và Liên Hợp Quốc, các bên ngừng bân.
Trên thực tế, Israel rõ ràng đã giành chiến thắng về quân sự nhưng bị một cú sốc lớn về tinh thần và số thương vong lên đến 3.000 người. Thập niên 70 được coi là “thập niên mất mát” của Israel. Bài học cho họ là ở vào một vị trí nghịch cảnh như Israel, không bao giờ được phép buông thả mình ngay trong hòa bình.
Cuộc chiến Yom Kippur cũng chính thức đánh dấu sự kết thúc các cuộc chiến tranh lớn giữa Israel và các nước Ả Rập xung quanh biên giới. Từ bây giờ, họ bước vào tiến trình đàm phán hòa bình.
Tiến trình đàm phán hòa bình:
1978, tại trại David, hiệp ước đầu tiên giữa Ai Cập và Israel được ký kết dưới sự chứng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, mở đầu cho tiến trình hòa bình giữa 2 quốc gia này. Israel sẽ rút quân trả lại Bán đảo Sinai cho Ai Cập. Dải Gaza vẫn thuộc quyền kiểm soát của Israel. Từ sau đó, biên giới Israel - Ai Cập được yên tĩnh cho đến ngày nay.
Với hiệp ước này Sadat (Tổng thống Ai Cập) và Begin (Thủ tướng Israel) được trao giải Nobel hòa bình. Trớ trêu thay, cũng chính vì chính hiệp ước này, Tổng thống Ai Cập Sadat bị một nhóm cực đoan Hồi Giáo Ai Cập sát hại năm 1981.
Tháng 03/1983, Israel và Lebanon ký kết một thỏa thuận ngừng bắn. Tháng 06/1985, Israel rút hầu hết quân khỏi Leanon. Năm 1994, quốc gia Ả Rập thứ 2 là Jordan ký hiệp ước hòa bình với Israel.
Từ bây giờ, chỉ còn lại một cuộc chiến, đó là cuộc chiến Israel- Palestine, cuộc chiến dai dẳng nhất, phức tạp nhất.
Do thái, Jerusalem và Israel (Phần 1)
(Hết)
0 comments:
Post a Comment