Hãy yêu nhau đi là một
bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được sáng tác vào năm 1970. Lời bài hát như
một sự thúc giục người nghe, cụm từ “Hãy yêu nhau đi” lặp đi lặp lại, hãy yêu
nhau đi là yêu tất cả mọi người, yêu vô điều kiện, và yêu không cần được đáp trả.
Nhìn vào một chiếc lá thấy được cả kiếp nhân sinh
Bài hát có phần hối hả,
vui tươi với giai điệu réo rắt, cùng tinh thần Phật pháp. Ca từ trong sáng,
thúc giục và ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa. Trịnh Công Sơn muốn nói với người
nghe rằng đời người là vô thường, vạn vật đều ngắn ngủi, vì vậy hãy trân trọng
từng khoảnh khắc của đời sống để yêu thương nhau. Hãy yêu thương nhau, mở rộng
trái tim để cảm nhận và thương yêu, chấp nhận hy sinh cho người khác, đó cũng
chính là lúc vết thương của mình được chữa lành.
Yêu thương không đi sau sự
chờ đợi, phân vân, đừng đắn đo mà hãy yêu thương nhau nhanh đi, hãy yêu ngay
đi. Yêu nhau lúc khu rừng sum suê lá, cao cả hơn, yêu cả lúc rừng thay lá, cả
lúc giòng nước đã trôi xa. Và khi con tim đã mở rộng lòng để yêu thương không
toan tính, con tim sẽ đong đầy những nỗi nhớ, gạch đá cũng sẽ có tin vui, thời
gian đợi chờ cũng sẽ trở thành vĩnh cửu. Và, khi chúng ta đắm chìm trong một
tình yêu lớn lao, bao la, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp từ những điều giản
đơn xung quanh mình.
Nghe Hãy yêu nhau đi của
Trịnh Công Sơn, lòng người chỉ muốn chậm lại, buông bỏ thiệt hơn, không giận hờn,
không thù hận, và mở lòng tha thứ cho tất cả. Chỉ muốn dùng một trái tim bao
dung để đón nhận những niềm vui bé nhỏ, và cả nỗi buồn trong đời sống xung
quanh. Chỉ khi trái tim được mở ra một cách chân thành, đón nhận tình yêu, đón
nhận những điều đẹp đẽ và cả những mặt trái của nó, cả những thiếu sót, thương
đau thì những vết thương mới được chữa lành. Khi chúng ta đón nhận cả những
thương đau, thiếu sót đó thì cũng là lúc chúng ta đang tìm đến một niềm hạnh
phúc thật, chúng ta biết được sự chân thành mang lại cho trái tim điều đẹp đẽ
như thế nào. Mọi thiệt thòi, cô đơn, mọi tủi mệt đều được bù đắp bằng nơi trái
tìm tìm về, “Trái tim cho ta nơi về nương
náu, Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều”.
Vậy, tại sao phải yêu
nhau đi khi thấy khu rừng thay lá?
Có người tu sĩ làm ngôi
nhà nhỏ ở cuối thôn, sống cuộc sống yên tĩnh một mình. Một sáng sớm nọ, mở cửa,
thấy khu rừng trên núi đỏ rực như mắt người vừa khóc, trút dần đi những chiếc
lá của mình. Người tu sĩ mỉm cười, mắt sáng rực lên, ngộ ra một niềm nhân sinh.
Nhìn vào chiếc là mong
manh mà thấy được, cảm nhận được cả bốn mùa, thấy được cả một kiếp người, thấy
cả ba ngàn thế giới mông mênh. Tất cả cuộn mình nằm gọn trong một chiếc lá chớm
vàng đầu thu, nhuộm đỏ rồi trút mình. Tất cả giống nhau: sinh - trụ - dị - diệt,
sinh ra - tồn tạ i- đổi thay - rồi mất đi. Vạn vật đều như thế, tất cả đều vô
thường. Chiếc lá thấy vô thường, vội nhuộm đỏ lòng mình thật đẹp, rồi rụng. Con
người thấy vô thường, chỉ còn muốn sống để yêu thương nhau, không còn muốn vội
vã đuổi theo những hư ảo, những bon chen được thua, rồi một ngày ngồi nhìn mọi
thứ mất đi.
0 comments:
Post a Comment