(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu nói hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh là một trong những vị thiền sư có ảnh hưởng lớn trên thế giới, người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân”, áp dụng các nguyên tắc của Phật giáo vào các vấn đề xã hội và cuộc sống thường nhật. Thích Nhất Hạnh là tác giả, nhà thơ, người giảng dạy xuất sắc, VnTimeless xin trích dẫn lại một số suy nghĩ, quan điểm của ông, được rút ra từ các cuốn sách, những cuộc nói chuyện, bài phát biểu, các cuộc phỏng vấn.

An trú trong hiện tại

Về cuộc sống

- Hãy thở, cười và bước đi thật chậm.

- Hãy bước đi như thể bạn đang hôn Trái đất bằng bàn chân của mình.

- Khoảnh khắc hiện tại là lúc duy nhất chúng ta có thể kiểm soát.

- Quá khứ đã qua đi, tương lai thì chưa đến. Nếu chúng ta không hướng bản thân về hiện tại, chúng ta sẽ không thể kết nối với cuộc sống.

- Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

- Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

- Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.

- Ngày hôm nay nếu bạn mỉm cười được, thảnh thơi được, an trú trong hiện tại, vui hưởng được từng bước chân, từng tách trà và từng nụ cười thì cái vốn liếng hạnh phúc ngày hôm nay sẽ làm ra cái vốn liếng hạnh phúc cho ngày mai.

- Không cần phải chạy, gắng sức, tìm kiếm hay ganh đua. Cứ sống như bình thường thôi. Cứ hòa mình vào từng khoảnh khắc, vào nơi này, vậy là đã thực hành thiền định sâu sắc nhất. Hầu hết mọi người không tin rằng chỉ cần đi bộ như thể chẳng biết đi đâu là sự thiền định sâu sắc.

- Đức Phật nói, việc tu hành của ta là luyện tập sự không tu hành. Điều đó thật có ý nghĩa. Hãy bỏ hết mọi ganh đua. Cho phép bản thân được nghỉ ngơi.

- Mọi người nói về việc nhập niết bàn, nhưng chúng ta đã ở đó rồi. Sự không mục đích và niết bàn là một.

- Nhiều người trong chúng ta đã chạy cả đời. Hãy tập dừng lại.

- Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.

Về cái chết

- Nỗi sợ lớn nhất của chúng ta là khi ta chết đi, ta trở thành hư không. Nhiều người tin rằng, sự tồn tại chỉ là tuổi thọ từ lúc ta được sinh ra hay thụ thai cho đến thời điểm ta chết đi. Chúng ta tin rằng mình sinhra từ hư không và khi ta chết đi, ta trở thành hư không. Nên ta tràn ngập nỗi sự và sự hủy diệt.

Đức Phật có cách hiểu rất khác về sự tồn tại của chúng ta. Ngài hiểu rằng sinh và tử chỉ là những ý niệm. Chúng không có thật. Việc ta tin chúng là thật sẽ tạo ra ảo tưởng mạnh mẽ gây đau khổ cho ta. Phật dạy rằng không có sinh, không có tử, không có gì đến, không có gì đi, không có giống nhau, không có khác biệt, không có cái tôi vĩnh viễn, không có sự hủy diệt. Ta thì nghĩ rằng “có”. Nên khi ta hiểu rằng ta không thể bị hủy diệt, ta sẽ thoát khỏi nỗi sợ. Đó là một sự nhẹ nhõm tuyệt vời. Ta có thể tận hưởng cuộc sống và cảm kích nó theo một cách mới:

Cơ thể này không phải là tôi. Tôi không bị giới hạn trong cơ thể này. Tôi là cuộc sống không có bất kì đường biên nào. Tôi chưa bao giờ được sinh ra. Và tôi không bao giờ chết đi.

- Không phải vĩnh cửu là điều làm cho chúng ta đau khổ. Điều làm chúng ta đau khổ là mong muốn mọi thứ phải kéo dài vĩnh viễn, trong khi chúng không phải như vậy.

Về thiền định

- Hít vào, và nói, “ở đây, ở kia”. Thở ra, “lúc này, bây giờ”. Dù chúng là những từ khác nhau, chúng mang ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Tôi đã đến đây, tôi đã đến trong hiện tại. Tôi là nhà ở đây. Tôi là nhà trong hiện tại.

- Vì vậy, khi ta thực hành thiền định hoặc thiền hành (thiền trong lúc đi bộ), đừng gắng sức. Hãy cho phép bản thân giống như viên đá cuội kia: nghỉ ngơi. Viên đá nằm nghỉ ở đáy sông và không làm gì cả. Khi ta bách bộ, ta nghỉ ngơi. Khi ta ngồi, ta nghỉ ngơi.

- Thiền là trở về với chính mình. Ta học cách cảm sóc những thứ xảy ra bên trong ta, và ta biết cách chăm sóc những thứ xảy ra xung quanh ta.

- Cứ như bình thường thôi. Cứ hòa mình vào khoảnh khắc, vào nơi này, vậy đã là sự thực hành thiền định sâu sắc nhất.

Về chiến tranh

- Chúng ta biết rõ rằng máy bay, súng và bom không thể xóa bỏ những nhận thức sai lầm. Chỉ có những lời yêu thương và sự lắng nghe với lòng trắc ẩn mới có thể giúp con người sửa chữa những nhận thức sai lầm. Nhưng những nhà lãnh đọa của chúng ta không được huấn luyện theo kỉ luật đó, và họ chỉ biết dựa vào lực lượng vũ trang để xóa bỏ chủ nghĩa khủng bố.

- Chuẩn bị cho chiến tranh, trao cho hàng triệu đàn ông và phụ nữ cơ hội thực hành giết chóc cả ngày và đêm trong trái tim họ, chính là gieo hàng triệu hạt giống của bạo lực, giận dữ, chán chường và sợ hãi, và chúng sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau.

- Thực hành hòa bình và hòa giải là một trong những hoạt động quan trọng và mang tính nghệ thuật nhất của con người.

Về chánh niệm

- Với chánh niệm, ta có thể hòa mình vào hiện tại để chạm đến những điều kì diệu của cuộc sống trong khoảnh khắc đó.

- Nhiều người đang sống nhưng không chạm được vào phép màu của sự sống.

- Hãy uống tách trà một cách từ tốn và trân trọng, như thể nó là trục quay của Trái đất- chậm rãi, đều đặn, không vội vã hướng tới tương lai. Sống đúng khoảnh khắc thực tế. Chỉ giây phút này là cuộc sống.

- Sống ở đây và bây giờ không có nghĩa là bạn không bao giờ nhớ lại quá khứ hay không có trách nhiệm với tương lai. Tuệ giác của đạo Phật là mình có thể sống an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại.

- Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.

- Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.

- Cuộc sống chỉ hiện hữu ở thực tại. Đó là lý do mà chúng ta nên đi theo cách mỗi bước chân đều mang ta đến thực tại.

Về khổ đau

- Lo lắng là căn bệnh của thời đại chúng ta, bắt nguồn chủ yếu từ việc chúng ta không thể sống ở hiện tại.

- Chúng ta có xu hướng chạy trốn khổ đau và tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng, sự thật là, nếu chưa đau khổ, ta sẽ không có cơ hội trải nghiệm hạnh phúc thực sự.

- Đạo Phật dạy chúng ta đừng cố chạy trốn khổ đau. Ta cần đối mặt với khổ đau. Ta cần nhìn sâu vào bản chất của khổ đau để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì đã làm nên đau khổ.

- “Mọi người rất khó để buông bỏ khổ đau. Vì sợ hãi những điều chưa biết, ta thường chọn những khổ đau quen thuộc”.

Về nỗi sợ

- Hầu hết chúng ta đều trải qua một cuộc đời đầy những thời khắc tuyệt vời và khó khăn. Nhưng đối với nhiều người, ngay cả khi đang vui nhất, nỗi sợ vẫn ẩn sau niềm vui đó.

- Sự không sợ hãi không chỉ là điều khả dĩ, nó còn là niềm vui tột cùng. Khi ta chạm vào được sự không sợ hãi, ta tự do.

Về hạnh phúc

- Không có con đường dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.

- Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.

- Món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể mang đến cho người khác là sự hiện diện của chúng ta. Khi ta quan tâm đến những người ta yêu thương, họ sẽ như đóa hoa nở rộ.

VnTimeless

VnTimeless cảm ơn bạn đã ghé thăm website! Mời bạn để lại dưới đây một comment!
    Comment

0 comments:

Post a Comment