(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm ngụy biện (fallacy) làm lạc hướng vấn đề

Tiếp theo, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các hình thức ngụy biện (fallacy) thuộc nhóm ngụy biện làm lạc hướng vấn đề

Nói chuyện văn minh là không phạm lỗi ngụy biện

12. Ngụy biện đen trắng (black or white fallacy) hay lí lẽ chẻ đôi (false dichotomy)

Đây là hình thức ngụy biện mà người nói bắt buộc người đối thoại phải chọn một trong hai lựa chọn duy nhất mà người ngụy biện đưa ra, hai lựa chọn là tự mâu thuẫn, không nhất quán, trong khi thực tế còn có lựa chọn khác. Đây là kiểu lý luận triệt buộc, thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không,… dù trong thực tế có nhiều hơn hai lựa chọn.

Sự nguy hiểm của hình thức ngụy biện này nằm ở chỗ nghe nó có vẻ hợp lý. Chúng ta có cảm giác rằng nếu không chấp nhận nó chúng ta đang vi phạm nguyên tắc chống mâu thuẫn. Các chính trị gia láu cá, và những người tranh luận tinh ranh rất khéo sử dụng hình thức ngụy biện này để dồn người đối thoại vào chân thường.

Ví dụ: Hoặc là anh trở thành bạn tôi, hoặc là kẻ thù, chọn cách nào là ở anh?

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam)

Giống như tên gọi của nói, hình thức ngụy biện này xuất phát từ sự ngờ nghệch. Một trong những hình thức thông thường trong cách ngụy biện này là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó phải là đúng (hay thật).

Ví dụ: Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh được dioxin có thể gây ra dị thai nên dioxin không thể gây ra dị thai.

14. Lí luận lươn trạch (Argument from adverse consequences hay Slippery slope)

Đây là hình thức ngụy biện mà người nói cho rằng một nhận định, luận điểm nào đó phải sai, vì nếu nó đúng thì các sự kiện xấu khác sẽ xảy ra sau đó. Hình thức ngụy biện này thay vì bàn đến tính logic của luận điểm, lại tấn công vào luận điểm ấy bằng cách suy diễn thiếu căn cứ về hậu quả xảy ra nếu chấp nhận luận điểm là đúng.

Ngụy biện lí luận lươn trạch là ví dụ về cách suy diễn tùy tiện, làm trầm trọng hóa vấn đề và đây là một thói quen tư duy, một ngụy biện thông dụng.

Ví dụ: Thực thi pháp luật thì không được tạo ra tiền lệ, ngày nay các bạn đặt một bình nước miễn phí trên phố, ngày mai là một quán nước, rồi dần dần sẽ là một cái chợ chăng? Chưa kể, bạn đặt được thì người bên cạnh cũng đặt được, và cả phố cũng sẽ làm theo, lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm?

15. Mệnh đề rời rạc

Đây là hình thức ngụy biện mà người nói dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng liên quan gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận.

Ví dụ: Anh đã dừng việc làm ăn trái phép chưa? Câu hỏi này thực ra là hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã dừng hay chưa?”

16. Đơn giản hóa vấn đề

Đây là hình thức ngụy biện mà người nói có tình biến một quan niệm, quan điểm, lí luận trừu tượng thành một điều cụ thể nhằm mục đích giành ưu thế trong đối thoại.

Ví dụ: Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi, do đó, tôi có thể nói các quỉ quyệt đó không có thực.

Các bài đăng cùng chủ đề:

Ngụy biện (fallacy) là gì? Các loại ngụy biện (Phần 1)

Nhóm ngụy biện (fallacy) thay đổi chủ đề (Phần 2)

Nhóm ngụy biện (fallacy) lợi dụng cảm tính và đám đông (Phần 3)

Nhóm ngụy biện (fallacy) làm lạc hướng vấn đề (Phần 4)

Nhóm ngụy biện (fallacy) quy nạp sai (Phần 5)

Nhóm ngụy biện (fallacy) nguyên nhân giả (Phần 6)

Nhóm ngụy biện (fallacy) nhập nhằng (Phần 7)

Nhóm ngụy biện (fallacy) phạm trù sai (Phần 8)

Nhóm ngụy biện (fallacy) philogic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận (Phần 9)

Các ngụy biện (fallacy) khác (Phần 10)

VnTimeless

VnTimeless cảm ơn bạn đã ghé thăm website! Mời bạn để lại dưới đây một comment!
    Comment

0 comments:

Post a Comment