(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm ngụy biện (fallacy) quy nạp sai

Chúng ta tiếp tục chủ để bằng cách đi tìm hiểu các hình thức ngụy biện quy nạp sai:

Ngụy biện (fallacy) qui nạp sai

17. Ngụy biện khái quát hóa vội vã hay khái quát hóa có khiếm khuyết (hasty generalization hay over generalization)

Đây là một hình thức ngụy biện phổ biến. Người sử dụng hình thức ngụy biện này thường lấy một, một vài ví dụ, trường hợp để khái quát hóa cho toàn bộ những trường hợp khác. Lấy những ví dụ cá thể để khái quát hóa cho cộng đồng, lấy những ví dụ đơn lẻ, đơn giản để khái quát hóa cho những điều phức tạp hơn. Người ngụy biện đưa ra kết luận khái quát hóa về tất cả hoặc đa số hiện tượng chỉ căn cứ trên cơ sở là một hoặc một vài hiện tượng đơn lẻ, trong khi thật ra cá trường hợp nhỏ lẻ ấy không đủ sự đặc trưng và phổ quát để đại diện cho số đông đang xét. Đó là những kết luận được đưa ra dựa trên cơ sở là những tiền đề yếu, hay một kết luận không được chứng minh bằng những chứng cứ đầy đủ và (hoặc) công minh.

Ví dụ: Minh là một người giả tạo. Các tín đồ Cơ đốc giáo đều thế cả thôi.

18. Ngụy biện khái quát hóa không đúng chỗ

Đây là hình thức ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật, một đặc tính chung, mang tính đại diện cho tất cả mọi tình huống, cá thể.

Ví dụ: Người Phật giáo là những người vô thần. Anh là một phật tử, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.

19. Ngụy biện kéo dài tính tương đồng

Đây là loại ngụy biện mà người ngụy biện dùng một điều lệ chung chung để áp dụng, ứng dụng nó cho mọi cá nhân và trường hợp.

Ví dụ: Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật là một điều sai trái

20. Ngụy biện lí lẽ quanh co

Đây là hình thức ngụy biện mà người ngụy biện quanh co trong vài giả thuyết và kết luận. Những kết luận vội vã, rồi dùng kết luận đó là giả thuyết để đi đến kết luận vội vã khác.

Ví dụ: Những người đàn ông bị vợ bỏ là những người không chung tình. Vì không chung tình nên họ thường nói dối, họ luôn tìm cách nói dối nên mối quan hệ vợ chồng sẽ dần dần trở nên xấu hơn, rồi cuối cùng sẽ lại li dị thôi.

21. Ngụy biện đảo ngược điều kiện hay ngụy biện hai sai thành đúng (two wrongs make a right)

Đây là hình thức ngụy biện mà người ngụy biện thay vì bàn đến cái sai của sự việc đang xét, lại đưa ra một sự vật sai tương tự để biện hộ, hay giảm nhẹ, hay làm lạc hướng cho cái sai đang xét đến.

Ví dụ: Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chất lượng tranh luận trong những năm tới kém đi, thì điều đó cho thấy giáo dục đã xuống cấp.

Ví dụ:

A: Việt Nam tham nhũng ghê quá

B: Nước nào mà không có tham nhũng chứ.

22. Ngụy biện lợi dụng rủi ro

Đây là hình thức ngụy biện thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho mọi trường hợp cá biệt.

Ví dụ:

Luật giao thông không cho phép phương tiện giao thông chạy quá 50km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.

23. Ngụy biện lợi dụng trường hợp đặc biệt, hay ngụy biện không đúng với tôi nên nó sai (relevivist fallacy)

Đây là hình thức ngụy biện mà người ngụy biện dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho đám đông.

Ví dụ: Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.

Một hình thức khác của loại ngụy biện này là thay vì lập luận logic, người mắc lỗi đưa ra lập luận kiểu: “cái này không đúng với tôi nên nói sai”

24. Ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions)

Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một người ngụy biện đưa ra kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người đó trình bày. Lời phát biểu dù không đủ chứng cứ, luận cứ hay bằng chứng vẫn kết luận những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục.

Ví dụ: giống ví dụ phần 20

25. Ngụy biện rơm (straw man)

Đây là hình thức ngụy biện mà người ngụy biện sẽ cố tình bóp méo luận điểm của người khác để tấn công nhận định của họ.

Ví dụ:

A: Chúng ta nên dọn dẹp lại phòng

B: Tuần trước chúng ta đã dọn dẹp rồi. Phòng vẫn sạch sẽ, không cần phài thường xuyên như vậy đâu!

A: Đồ lười nhác! Cậu chỉ muốn giữ rác trong phòng thôi. Thật buồn cười!

Ở đây, người A thay vì dùng lí lẽ để nói đến việc dọn phòng, lại dùng ngụy biện rơm bằng cách cường điệu hóa, chế diễu hóa bằng những nhận định như “lười nhác, buồn cười…”

Các bài đăng cùng chủ đề:

Ngụy biện (fallacy) là gì? Các loại ngụy biện (Phần 1)

Nhóm ngụy biện (fallacy) thay đổi chủ đề (Phần 2)

Nhóm ngụy biện (fallacy) lợi dụng cảm tính và đám đông (Phần 3)

Nhóm ngụy biện (fallacy) làm lạc hướng vấn đề (Phần 4)

Nhóm ngụy biện (fallacy) quy nạp sai (Phần 5)

Nhóm ngụy biện (fallacy) nguyên nhân giả (Phần 6)

Nhóm ngụy biện (fallacy) nhập nhằng (Phần 7)

Nhóm ngụy biện (fallacy) phạm trù sai (Phần 8)

Nhóm ngụy biện (fallacy) philogic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận (Phần 9)

Các ngụy biện (fallacy) khác (Phần 10)

VnTimeless

VnTimeless cảm ơn bạn đã ghé thăm website! Mời bạn để lại dưới đây một comment!
    Comment

0 comments:

Post a Comment