(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm ngụy biện (fallacy) phạm trù sai

Phạm trù sai (category mistake, category error, categorical mistake, hoặc mistake of category) là một hình thức ngụy biện trong đó người nói hoặc viết trình bày một khái niệm thuộc phạm trù này như thể nó thuộc về một phạm trù khác hoặc gán các thuộc tính từ phạm trù này cho khái niệm thuộc phạm trù khác.

Ngụy biện phạm trù sai khó phát hiện

Nhà triết học người Anh Ailbier Ryle (1900-1976) đã đặt ra thuật ngữ này năm 1949. Tuy nhiên, trước đó nó đã được Aristotle đề cập và đưa ra ví dụ. Aristotle đã đưa ra một ví dụ liên quan đến thuộc tính “hếch”. Một mặt, “mũi hếch” và “mũi lõm” đều có ý nghĩa của nó, và dường như đều chỉ một phạm trù của “mũi”. Mặt khác, ở ví dụ khác, “bát lõm” hoàn toàn phù hợp trong khi “bát hếch” là một từ vô nghĩa.

Ailbier Ryle đã đưa ra ví dụ sau: Một vị khách đến thăm Đại học Oxford, hướng dẫn viên dẫn người khách tham quan, chỉ ra các trường đại học thành phần, các tòa nhà bộ phận và thư viện. Khi chuyến tham quan kết thúc, vị khách hỏi “thế trường đại học ở đâu?”. Đây là một lỗi phạm trù, người khách đang nghĩ trường đại học như thể nó là một phần của hạng mục tòa nhà, hạng mục cơ sở vật chất, hơn là bản chất thật sự của nó: một tập hợp các cơ sở giáo dục, một số trong số đó được đặt trong các tòa nhà của chính chúng.

Ngụy biện phạm trù sai đôi khi rất khó để nhận biết, ngụy biện phạm trù sai chỉ thực sự xảy ra khi một lời nói, câu văn gắn cho phạm trù  một phẩm chất, đặc điểm mà nó không thể sở hữu. Ví dụ câu nói “Hầu hết người Việt ăn chay”. Đây là một câu nói không đúng, nhưng nó không phải lỗi ngụy biện phạm trù, vì về lý thuyết nó có thể đúng: ăn chay là phẩm chất thích hợp với phạm trù người Việt. Nhưng tuyên bố “Hầu hết người Việt dài khoảng ba phần tư giờ” là phạm ngụy biện phạm trù, vì nó áp dụng một phạm trù “ba phần tư giờ” mơ hồ không cụ thể.

Ngụy biện phạm trù rõ ràng như ví dụ trên là rất ít, bởi vì chúng có vẻ rõ ràng là sai đối với người nghe. Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗi ngụy biện phạm trù đều quá rõ ràng. Chúng ta có thể kiểm tra xem thứ gì đó có phải ngụy biện phạm trù hay không bằng cách cố gắng kết hợp hoặc tách phạm trù của sự vật đầu tiên khỏi phạm trù của sự vật thứ hai mà không có vẻ vô lý. “Ở ngoài trời giúp cải thiện tâm trạng của tôi” không phải là một lỗi ngụy biện, vì hoạt động ngoài trời có thể được mô tả là điều gì đó giúp cải thiện tâm trạng của một người, mỗi phần của tuyên bố có thể được kết hợp mà không có vẻ vô lý. “Ở bên ngoài là chu vi của một hình tròn” là một lỗi ngụy biện phạm trù, vì bên ngoài không thể mô tả chu vi của một hình tròn và do đó là một phát biểu vô lý.

Ví dụ: “Số 6 màu xanh lam”, đây sẽ được coi là lỗi ngụy biện phạm trù, vì số sáu và màu xanh lam vốn đã tách biệt và vô lý khi được đặt cùng nhau trong hầu hết các ngữ cảnh. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn hai điều này theo một cách khác, chúng ta có thể gán màu xanh cho số sáu một cách hợp lý.

Sau đây chúng ta xem xét một số trường hợp hay gặp của ngụy biện phạm trù

35. Hỗn hợp

Đây là hình thức ngụy biện mà người nói (hoặc viết) thường dùng những đặc tính, thuộc tính bề ngoài để suy luận, dẫn chứng, đưa đến một kết luận.

Ví dụ: Xe máy dùng ít xăng và không gây ra ô nhiễm môi trường bằng xe bus. Do đó, xe máy không gây hại cho môi trường bằng xe bus.

36. Tùy tiện, phi thể thức (ad hoc)

Trong tiếng Latinh ad hoc có nghĩa là “đến điều này”, “Cho mục đích [đặc biệt] này”. Ngụy biện ad học không thực sự được coi là một lỗi logic trong tranh luận. Thay vào đó, đó là một chiến thuật ngụy biện mà người ngụy biện đưa ra một lời giải thích không chính đáng (không hợp lý), lời giải thích này đưa ra nhằm mục đích biện hộ cho lập luận trước đó sau khi có bằng chứng cho rằng lập luận đó không chính xác, hoặc xuất hiện tình thế bất lợi cho lập luận đó.

Ví dụ:

A: Tôi đã được Chúa chữa khỏi bệnh ung thư

B: Thật thế sao? Vậy có nghĩa là Chúa có thể chữa ung thư cho tất cả những ai mắc phải căn bệnh này?

A: Chúa làm việc theo những cách chúng ta không thể hiểu được.

“Chúa làm việc theo những cách chúng ta không thể hiểu được” là một lỗi ad hoc.

Các bài đăng cùng chủ đề:

Ngụy biện (fallacy) là gì? Các loại ngụy biện (Phần 1)

Nhóm ngụy biện (fallacy) thay đổi chủ đề (Phần 2)

Nhóm ngụy biện (fallacy) lợi dụng cảm tính và đám đông (Phần 3)

Nhóm ngụy biện (fallacy) làm lạc hướng vấn đề (Phần 4)

Nhóm ngụy biện (fallacy) quy nạp sai (Phần 5)

Nhóm ngụy biện (fallacy) nguyên nhân giả (Phần 6)

Nhóm ngụy biện (fallacy) nhập nhằng (Phần 7)

Nhóm ngụy biện (fallacy) phạm trù sai (Phần 8)

Nhóm ngụy biện (fallacy) philogic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận (Phần 9)

Các ngụy biện (fallacy) khác (Phần 10)

VnTimeless

VnTimeless cảm ơn bạn đã ghé thăm website! Mời bạn để lại dưới đây một comment!
    Comment

0 comments:

Post a Comment