Tiếp theo, chúng ta sẽ đi
tìm hiểu các loại ngụy biện trong nhóm ngụy biện nguyên nhân giả:
Rất dễ mắc lỗi ngụy biện trong giao tiếp
26 “Post hoc”
Post hoc bắt nguồn từ một
mệnh đề trong tiếng Latin: “Post hoc, ergo propter hoc”, có nghĩa rằng nếu một
hành động sau xảy ra sau một hành động trước thì nó là kết quả của hành động
trước.
Ví dụ:
- Liên Xô sụp đổ sau khi
nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để
khỏi bị sụp đổ.
- Từ ngày gặp An tôi gặp
đủ mọi chuyện xui xẻo. An chính là vận rủi của tôi.
27. Ảnh hưởng liên đới
Một sự kiện, hành động được
cho là gây tác động đến một sự kiện, hành đồng khác, nhưng thực chất thì cả hai
đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp của ngụy biện
“post hoc”.
Ví dụ: Chúng ta đang
trong tình trạng thất nghiệp cao. Nguyên nhân vì do lượng cầu thấp. (Nhưng có
thể cả hai sự kiện đó đều có nguyên nhân từ việc lãi suất cao).
28. Ảnh hưởng không đáng kể
Đây là một hình thức ngụy
biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc lá
gây ô nhiễm môi trường ở Hà Nội” là một phát biểu không sai, nhưng ảnh hưởng của
thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của các nguyên nhân
khác.
29. Ảnh hưởng ngược chiều
Mối quan hệ giữa nguyên
nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để đi đến một kết luận mang tính ngụy biện.
Ví dụ: Ung thư gây ra
thói quen hút thuốc lá
30. Nguyên nhân phức tạp
Một sự kiện xảy ra có thể
do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành
một liên hệ đơn giản. Ví dụ như “Tai nạn giao thông là do đường xấu” có thể
đúng, nhưng tai nạn giao thông cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện
xấu.
31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa)
Loại ngụy biện này xảy ra
khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực
sự được chứng minh là nguyên nhân.
Ví dụ: Tôi uống một viên
asprin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế
đã giúp đỡ tôi.
Các bài đăng cùng chủ đề:
Ngụy biện (fallacy) là gì? Các loại ngụy biện (Phần 1)
Nhóm ngụy biện (fallacy) thay đổi chủ đề (Phần 2)
Nhóm ngụy biện (fallacy) lợi dụng cảm tính và đám đông (Phần 3)
Nhóm ngụy biện (fallacy) làm lạc hướng vấn đề (Phần 4)
Nhóm ngụy biện (fallacy) quy nạp sai (Phần 5)
Nhóm ngụy biện (fallacy) nguyên nhân giả (Phần 6)
Nhóm ngụy biện (fallacy) nhập nhằng (Phần 7)
Nhóm ngụy biện (fallacy) phạm trù sai (Phần 8)
Nhóm ngụy biện (fallacy) philogic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận (Phần 9)
0 comments:
Post a Comment